Sắp tới giai đoạn thoái trào, các đại gia xe máy sẽ làm gì?
Các "đại gia" xe máy đã bắt đầu có những chiến lược riêng của mình trước khi thị trường xe máy Việt Nam bước vào giai đoan thoái trào.
Theo như thống kê, tính tới cuối năm 2016, số lượng xe máy đang lưu hành tại thị trường Việt Nam là khoảng 45 triệu chiếc, tương đương với cứ 2 người thì 1 người có xe máy. Theo các chuyên gia, thị trường xe máy Việt Nam sẽ đạt mức bão hòa khi số lượng xe máy trên thị trường đạt 30 triệu chiếc. Tuy nhiên, con số thống kê 45 triệu xe đã cho thấy, những con số chỉ nên dùng để tham khảo.
Sở dĩ thị trường xe máy Việt Nam năm 2016 “bùng nổ” bởi người dân bước vào chu kỳ đổi mới xe. Kể từ đỉnh cao tiêu thụ năm 2011 - 2012, trải qua 4 - 5 năm, các xe bước vào tuổi “xế chiều”, khiến nhu cầu đổi xe mới của người dân tăng vọt. Chu kỳ này dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2017.
Thị trường xe máy Việt sẽ rơi vào giai đoạn "thoái trào" sau năm 2017
Tương tự giai đoạn năm 2011 - 2012, giai đoạn 2016 - 2017 cũng được coi như “thời điểm vàng” của thị trường xe máy, khi người dân bước vào chu kỳ đổi xe mới. Thực tế cho thấy, sau “thời điểm vàng”, khi các xe cũ đã được thay mới, thị trường xe sẽ được “lấp đầy” và bắt đầu chững lại.
Minh chứng là sau “thời điểm vàng” năm 2011 - 2012, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu “tuột dốc không phanh”. Cụ thể, tổng sản lượng xe máy năm 2011 đạt đỉnh 3,3 triệu chiếc (tương đương năm 2016), năm 2012 giảm mạnh 200.000 xe còn 3,1 triệu chiếc, năm 2013 tiếp tục giảm còn 2,8 triệu chiếc, năm 2014 còn 2,7 chiếc và trở lại mốc 2,8 triệu chiếc trong năm 2015. Chu kỳ lên, xuống này sẽ một lần nữa được tái lập sau năm 2017. Vậy các hãng xe máy ở Việt Nam sẽ phải làm gì?
Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam cần có chiến lược nhằm giữ vững đà tăng trưởng. Trong đó, xu hướng chuyển dịch từ các phân khúc phổ thông sang các phân khúc ít phổ thông hơn và đầu tư tìm kiếm các thị trường xuất khẩu đang được các “đại gia” mô tô, xe máy đặc biệt chú ý.
Đại diện một Hãng xe máy tại Việt Nam cho hay: “Khách hàng hiện nay không chỉ quan tâm tới giá cả, mà còn quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và cá tính của xe. Xe phải vừa đẹp, vừa thể hiện được cá tính và đặc biệt, không đồng nhất. Do đó, tỷ lệ xe số và xe tay ga của hãng sẽ phải chuyển dịch theo”.
Honda đang tích cực thay đổi chiến lược, nhằm giữ vững thị phần của mình tại Việt Nam trong những năm tới
Đáp ứng thị hiếu người dùng là yếu tố quyết định thành bại trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chẳng hạn như Honda, dù đang chiếm khoảng 70% thị phần trong VAMM, nhưng Hãng xe máy lớn nhất Việt Nam vẫn đang tích cực thay đổi chiến lược, nhằm giữ vững thị phần, đơn cử như nhập khẩu mẫu xe tay côn nhằm đáp ứng thị hiếu người dùng.
Phân khúc xe thời trang và phân khối lớn cũng đang được nhiều hãng xe đầu tư mạnh và có dư địa lớn. Minh chứng là nhiều dòng sản phẩm ra đời đáp ứng mảng thị trường này như: Honda SH, Yamaha R3 và FZ150i, Suzuki NineT và S1000R… Riêng với Piaggio, xe máy thời trang vốn dĩ là chủ lực của thương hiệu đến từ Italia.
Các “đại gia” xe máy tại Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh cho thị trường xuất khẩu. Điển hình như Piaggio Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến xuất khẩu từ năm 2010, đến năm 2015, tỷ lệ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở mức 50/50, với các thị trường lớn từ châu Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á…
Honda cũng đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy của Honda toàn cầu khi vài năm trở lại đây đã sản xuất xe máy xuất khẩu ngược về thị trường nội địa Nhật Bản hay một số quốc gia khác.
Sắp tới giai đoạn thoái trào, các đại gia xe máy sẽ làm gì?
Reviewed by Unknown
on
21:10
Rating:
Không có nhận xét nào: